Tp.Thanh Hóa Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn

diepvt

Thành viên
Kế toán lĩnh vực nhà hàng là một mảng tương đối phức tạp, đòi hỏi nhân viên kế toán phải am hiểu bản chất loại hình doanh nghiệp đồng thời tỉ mỉ và chịu khó mới hoàn tất được công việc. Kế toán Vision xin đưa ra những công việc cần thiết sau đây của kế toán nhà hàng khách sạn để bạn đọc tham khảo.

Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn khá phức tạp bời vì nó tổng hợp của các loại hình như: Thương mại, dịch vụ, sản xuất. Nó khác hoàn toàn với công việc của kế toán xây dựng. Để hiểu kỹ hơn chúng ta hiểu như sau:

Thương mại:là việc mua các đồ uống rồi bán kèm với các món ăn trong hoá đơn đầu ra khi chúng ta chế biến bảng kê cho hoá đơn "thức ăn, thức uống”
Dịch vụ:ở đây được hiểu dùng cho các hoá đơn bán ra có nội dung viết là "phòng nghỉ”.
Sản xuất:được hiểu là việc xuất vật tư ra xào nấu thành các món ăn để đưa lên được một menu phục vụ khách hàng theo hoá đơn đã được viết.









1. Công việc của kế toán nội bộ:

1.1. Hàng hóa đầu vào:

- Hàng ngày căn cứ đề xuất mua hàng của bộ phận bếp, bàn, bar chuyển thu mua đi mua, sau đó nhập kho.

- Thông thường nhân viên cung ứng chỉ phải gọi điện thoại, nhà cung cấp sẽ chuyển hàng đến tận nơi.

- Khi nhập hàng cần có mặt của 3 bên: nhà cung ứng, bộ phận yêu cầu nhập và kế toán, một số Doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý còn thông qua một bên thứ 4 là BP bảo vệ hoặc giám sát.

- Mỗi ngày kế toán lập 1 bảng kê mua hàng, trong đó liệt kê những mặt hàng đã nhập trong ngày, bảng kê thể hiện rõ các chi tiết: Tên hàng hóa, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, thành tiền.

- Đây là lĩnh vực đặc thù nên danh mục hàng hóa cần chi tiết.

Ví dụ: Nhập tôm thì sẽ có rất nhiều loại tôm khác nhau, tôm he, tôm sú, tôm 0,1kg/con hoặc nhỏ hơn… giá của mỗi loại tôm sẽ khác nhau rất nhiều. Do đó, kế toán cần chi tiết và cụ thể để tránh những sai sót về sau.

- Các mặt hàng và chi phí khác khi nhập vào cũng cần theo dõi chặt chẽ tương tự.

1.2 Hàng hóa bán ra:

- Mỗi bàn ăn hoặc 1 tiệc sẽ phát sinh rất nhiều order, kế toán sẽ tập hợp các order riêng lẻ để tập hợp vào 01 phiếu tính tiền.

- Cuối ngày, căn cứ và order & phiếu tính tiền để lập báo cáo bán hàng hàng ngày, căn cứ báo cáo bán hàng kế toán lập phiếu thu tiền mặt/ghi nhận công nợ.

1.3. Kiểm soát hàng tồn kho:

Do nguyên vật liệu chính như: thịt, cá, rau, củ quả và các NVL phụ như: bột nêm, hành tỏi, gia vị khá lắt nhắt nên thông thường chỉ kiểm kê mỗi tháng 1 lần, nếu chủ Doanh nghiệp có yêu cầu cao hơn thì có thể kiểm kê 1 tuần hoặc 2 tuần 1 lần. Lưu ý, có thể sẽ có chủ DN yêu cầu kiểm kê mỗi ngày, tuy nhiên việc này vô cùng mất thời gian, vì vậy kế toán cần tư vấn lại cho nhà quản trị để giảm bớt những yêu cầu không cần thiết.

1.4. Tính giá vốn:

Giá vốn hàng xuất bán trong kỳ = Tồn đầu kỳ - Tồn cuối kỳ.

Lưu ý: Phần giá vốn này mới chỉ là chi phí nguyên vật liệu, chưa bao gồm chi phí lương, điện, nước và các chi phí quản lý khác.

Trên đây chỉ là những nét cơ bản của kế toán nội bộ, thông tin phục vụ chủ Doanh nghiệp, công việc của kế toán thuế chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết khác.

Kế toán Vision với 20 năm kinh nghiệm kế toán nhà hàng khách sạn sẽ hỗ trợ & tư vấn cho bạn nếu bạn chưa đủ năng lực & tự tin hoàn thành công việc.

Hãy liên hệ với chúng tôi:

0913 276 452 – Ms Hương - Email:huongvision@gmail.com

Hoặc để hiểu sâu sắc và bài bản hơn, hãy đăng ký khóa học: Kế toán nhà hàng khách sạn tại Vision

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – THUẾ VISION
Tầng 6 – tòa nhà VCCI – 91 Nguyễn Chí Thanh – Phường Đông Thọ - TP Thanh Hóa

SĐT: 0373.964.555

Hotline: 0913.276.452/0906.262.878

Email:lienheketoanthanhhoa@gmail.com

Website:http://ketoanthanhhoa.com.vn/

Chúc các bạn thành công!

Nguồn Kế toán Vision
Coppy xin vui lòng ghi rõ nguồn ketoanthanhhoa.com.vn
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top