• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

leviethai

Thành viên tích cực
Sun tham đất quá. FLC lấy 2 km2 đã ngon lắm rồi
Ông Sun định 12 km2 thì ai nghe được!
Sầm sơn cũng đâu có doanh nghiệp nào lớn nhẩy vào ngoài sun nữa đâu. Thôi còn hơn cho mấu tk ôm đất như flc tvt brg.... Nghĩa sao nó làm cho đẹp là đc. 12km 2 mà làm ra hồn thì có mà vip nhất việt nam luôn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sầm sơn cũng đâu có doanh nghiệp nào lớn nhẩy vào ngoài sun nữa đâu. Thôi còn hơn cho mấu tk ôm đất như flc tvt brg.... Nghĩa sao nó làm cho đẹp là đc. 12km 2 mà làm ra hồn thì có mà vip nhất việt nam luôn
chắc chắn sun sẽ làm thôi, nhưng diện tích không thể lớn thế được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỷ lệ đô thị hoá Thanh Hoá đạt 23,5%
Thứ Hai, 19/11/2018, 14:56 [GMT+7]
(TTV) - Theo báo cáo từ Sở xây dựng, đến nay, tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh đạt 23,5%, trong khi đó theo Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 18, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh phải đạt 35%. Điều này đặt ra cho tỉnh Thanh Hoá phải có giải pháp phát triển đô thị, phấn đấu, đến năm 2020 đạt 35% như mục tiêu kế hoạch đề ra.

Theo Kế hoạch 124 của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, để đạt được mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa 35%. Tuy nhiên, do Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết 1211 về tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị và ban hành Công văn số 262 về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính nên việc thực hiện kế hoạch mục tiêu phát triển của các đô thị đang gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, đến nay tỉnh Thanh Hóa mới chỉ thành lập thêm được được thành phố Sầm Sơn, Công nhận khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, Công nhận thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Trong số 31 đô thị của tỉnh Thanh Hoá mới có 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 28 đô thị loại V.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Khó khăn trong phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh
Thứ Bảy 24 Tháng Mười Một - 2018 15:43:48
(THO) - Hiện nay, công tác phát triển đô thị đang gặp nhiều khó khăn do những thay đổi về tiêu chuẩn, tiêu chí và quy định về điều chỉnh địa giới hành chính khiến tỷ lệ đô thị hóa ở Thanh Hóa mới chỉ đạt 23,5%. Trong khi đó mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là 35% trở lên.
TP Thanh Hóa không ngừng được mở rộng, đầu tư hạ tầng hiện đại, khang trang.
Thực hiện kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26-7-2017 của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, để đạt được mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa 35%, thành lập mới 10 phường tại TP Thanh Hóa; Thành lập TP Sầm Sơn và TP Bỉm Sơn; Thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn; Công nhận khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Đồng thời, mở rộng địa giới hành chính các thị trấn: thị trấn Hà Trung, thị trấn Quảng Xương, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Nga Sơn, thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Quán Lào, thị trấn Vạn Hà, thị trấn Bút Sơn, thị trấn Hậu Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc, thị trấn Bến Sung, thị trấn Cẩm Thủy, thị trấn Kim Tân, thị trấn Lang Chánh, thị trấn Yên Cát, thị trấn Thường Xuân, thị trấn Cành Nàng, thị trấn Quan Hóa, thị trấn Quan Sơn, thị trấn Mường Lát, thị trấn Ngọc Lặc. Bên cạnh đó, thành lập mới các đô thị loại V (thị trấn mới): Thị trấn Quảng Lợi (Quảng Xương); Thị trấn Nưa, xã Tân Ninh (Triệu Sơn); thị trấn Yên Mỹ (Nông Cống); thị trấn Xuân Lai (Thọ Xuân); thị trấn Kiểu, xã Yên Phong và thị trấn Định Tân (Yên Định); thị trấn Hải Tiến (Hoằng Hóa); thị trấn Diêm Phố (Hậu Lộc); thị trấn Đông Khê (Đông Sơn).

Thị xã Bỉm Sơn đang phấn đấu lên thành phố.
Theo tiến độ thực hiện phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Thanh Hóa hoàn toàn đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ đô thị hóa 35%. Tuy nhiên, ngày 17-4-2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành công văn số 262/UBTVQH14–PL về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Theo đó, các quy định về việc mở rộng địa giới hành chính và thành lập đơn vị hành chính đô thị đã có những thay đổi (diện tích, dân số,…), dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đô thị của nhiều địa phương trong tỉnh. Do đó, đến nay mục tiêu thành lập 10 phường tại TP Thanh Hóa, thành lập TP Bỉm Sơn, Thành lập thị xã Tĩnh Gia – Nghi Sơn và mở rộng địa giới hành chính một số thị trấn vẫn chưa thực hiện được. Điều này càng khó khăn hơn đối với việc mở rộng địa giới hành chính và phát triển đô thị tại các thị trấn thuộc khu vực miền núi.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Thanh Hoá và định hướng phát triển hệ thống đô thị Thanh Hóa đến năm 2020 đã khẳng định thị xã Bỉm Sơn là đô thị hạt nhân của vùng, là một trong 4 cụm công nghiệp động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay mục tiêu này vẫn chưa trở thành hiện thực.

Theo ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn: Nếu không có quy định mới, việc thành lập TP Bỉm Sơn dự kiến sẽ thực hiện xong trong năm 2019. Tuy nhiên, theo quy định mới, thành phố thuộc tỉnh phải đảm bảo đủ diện tích từ 150km2 trở lên, quy mô dân số từ 150.000 người trở lên (Trong khi thị xã Bỉm Sơn hiện tại có diện tích tự nhiên khoảng 67km2, dân số khoảng 71.000 người). Vì vậy, để thành lập được TP Bỉm Sơn thì phải xem xét mở rộng thị xã Bỉm Sơn sang toàn bộ huyện Hà Trung và phải tập trung nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nội dung này sẽ chỉ có thể thực hiện được sớm nhất trong giai đoạn 2020-2025.

Việc thành lập thành phố đã khó, với thị trấn các huyện, để thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính thì trình tự thủ tục được thực hiện theo 3 bước, bước 1: Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính của thị trấn; bước 2: Khu vực được phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phải được cấp có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V; bước 3: Được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Một góc thị trấn Mường Lát hôm nay.

Với trình tự nêu trên thì các thị trấn huyện lỵ trong tỉnh đã thực hiện xong bước 1; 7/21 thị trấn đã thực hiện xong bước 2 (gồm các thị trấn: Ngọc Lặc, Quảng Xương, Nông Cống, Rừng Thông, Hà Trung, Bến Sung, Vạn Hà); 2/21 thị trấn đã thực hiện xong bước 3 (gồm các thị trấn: Nông Cống, Rừng Thông). Tuy nhiên, do thực hiện ở giai đoạn trước nên các tiêu chuẩn chưa phù hợp với quy định mới (đa phần đều không đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định mới là 14km2 trở lên hoặc phạm vi mở rộng chỉ lấy một phần các xã lân cận dẫn đến phần diện tích còn lại của xã sau khi sát nhập một phần diện tích vào thị trấn sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn của xã tối thiểu là 30km2/50km2 đối với xã miền núi.

Để hoàn thành mục tiêu về phát triển đô thị, theo ông Nguyễn Minh Huân, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, thì: Từ nay đến năm 2020, chúng ta phải làm 3 việc là điều chỉnh lại quy hoạch phù hợp với ranh giới, phạm vi sẽ mở rộng địa giới hành chính, sẽ đầu tư để đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đáp ứng cơ bản được tiêu chuẩn của đô thị. Sau đó lập đề án thành lập đơn vị thành chính mới trên phạm vi như đô thị mà thị trấn diện tích tối thiểu phải đạt 14km2, dân số 8.000 người, đấy là một thách thức cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Dù có yếu tố khách quan, nhưng thực tế cho thấy, nhiều địa phương chưa thực sự thấy hết được vai trò quan trọng của việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính trong việc tạo quỹ đất phát triển đô thị, chưa coi việc thu hút các nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do vậy, nếu không khắc phục được được tình trạng trên thì việc thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh sẽ khó đảm bảo tiến độ và khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá đạt tỷ lệ đô thị hoá 35% trở lên như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.
PS: Có thể khẳng định Bỉm Sơn không thể lên được thành phố nếu không lấy toàn bộ đất Hà Trung!
Mà nếu lấy toàn bộ Hà Trung thì tỷ lệ đô thị hóa chắc 40% mất, lại cũng sẽ không đạt
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Bỉm sơn khả năng phải 2025 mới lên tp được là cái chắc, nhập cả Hà trung vào thì tỷ lệ đô thị hoá sẽ xuống rất thấp không đủ tiêu chuẩn lên tp. Còn Tĩnh gia nhanh thì năm sau lên thị xã.
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Bỉm sơn khả năng phải 2025 mới lên tp được là cái chắc, nhập cả Hà trung vào thì tỷ lệ đô thị hoá sẽ xuống rất thấp không đủ tiêu chuẩn lên tp. Còn Tĩnh gia nhanh thì năm sau lên thị xã.
Các bác cứ ham cái danh TP làm cái gì. Thị xã thì bé tí ti, dân thì ít. Cứ để ở thị xã là đx rồi. Lên cái danh mà chất lượng không đổi thì thà cứ ở nguyên vị trí mà cố gắng đầu tư phát triển cho đẹp đi đã.
E thấy cứ khi nào BS xây xong khu công nghiệp và nhà máy lấp kín khoảng 50% khu cn với cả hoàn thành đầu tư dự án khu đô thị mới 120HA đi đã rồi lên TP cung chả muộn.
 

Thienda

Người nổi tiếng
Sáng thứ 4 này UBND Tỉnh sẽ họp bàn phương án tiếp nhận, quản lí tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.
PS: Hi vọng sẽ có tin vui cho CĐV bóng đá Xứ Thanh !
 

Anhds

Người nổi tiếng
Khó khăn trong phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh
Thứ Bảy 24 Tháng Mười Một - 2018 15:43:48
(THO) - Hiện nay, công tác phát triển đô thị đang gặp nhiều khó khăn do những thay đổi về tiêu chuẩn, tiêu chí và quy định về điều chỉnh địa giới hành chính khiến tỷ lệ đô thị hóa ở Thanh Hóa mới chỉ đạt 23,5%. Trong khi đó mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là 35% trở lên.
TP Thanh Hóa không ngừng được mở rộng, đầu tư hạ tầng hiện đại, khang trang.
Thực hiện kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 26-7-2017 của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, để đạt được mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa 35%, thành lập mới 10 phường tại TP Thanh Hóa; Thành lập TP Sầm Sơn và TP Bỉm Sơn; Thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn; Công nhận khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Đồng thời, mở rộng địa giới hành chính các thị trấn: thị trấn Hà Trung, thị trấn Quảng Xương, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Nga Sơn, thị trấn Triệu Sơn, thị trấn Quán Lào, thị trấn Vạn Hà, thị trấn Bút Sơn, thị trấn Hậu Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc, thị trấn Bến Sung, thị trấn Cẩm Thủy, thị trấn Kim Tân, thị trấn Lang Chánh, thị trấn Yên Cát, thị trấn Thường Xuân, thị trấn Cành Nàng, thị trấn Quan Hóa, thị trấn Quan Sơn, thị trấn Mường Lát, thị trấn Ngọc Lặc. Bên cạnh đó, thành lập mới các đô thị loại V (thị trấn mới): Thị trấn Quảng Lợi (Quảng Xương); Thị trấn Nưa, xã Tân Ninh (Triệu Sơn); thị trấn Yên Mỹ (Nông Cống); thị trấn Xuân Lai (Thọ Xuân); thị trấn Kiểu, xã Yên Phong và thị trấn Định Tân (Yên Định); thị trấn Hải Tiến (Hoằng Hóa); thị trấn Diêm Phố (Hậu Lộc); thị trấn Đông Khê (Đông Sơn).

Thị xã Bỉm Sơn đang phấn đấu lên thành phố.
Theo tiến độ thực hiện phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Thanh Hóa hoàn toàn đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ đô thị hóa 35%. Tuy nhiên, ngày 17-4-2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành công văn số 262/UBTVQH14–PL về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Theo đó, các quy định về việc mở rộng địa giới hành chính và thành lập đơn vị hành chính đô thị đã có những thay đổi (diện tích, dân số,…), dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu phát triển đô thị của nhiều địa phương trong tỉnh. Do đó, đến nay mục tiêu thành lập 10 phường tại TP Thanh Hóa, thành lập TP Bỉm Sơn, Thành lập thị xã Tĩnh Gia – Nghi Sơn và mở rộng địa giới hành chính một số thị trấn vẫn chưa thực hiện được. Điều này càng khó khăn hơn đối với việc mở rộng địa giới hành chính và phát triển đô thị tại các thị trấn thuộc khu vực miền núi.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Thanh Hoá và định hướng phát triển hệ thống đô thị Thanh Hóa đến năm 2020 đã khẳng định thị xã Bỉm Sơn là đô thị hạt nhân của vùng, là một trong 4 cụm công nghiệp động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay mục tiêu này vẫn chưa trở thành hiện thực.

Theo ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn: Nếu không có quy định mới, việc thành lập TP Bỉm Sơn dự kiến sẽ thực hiện xong trong năm 2019. Tuy nhiên, theo quy định mới, thành phố thuộc tỉnh phải đảm bảo đủ diện tích từ 150km2 trở lên, quy mô dân số từ 150.000 người trở lên (Trong khi thị xã Bỉm Sơn hiện tại có diện tích tự nhiên khoảng 67km2, dân số khoảng 71.000 người). Vì vậy, để thành lập được TP Bỉm Sơn thì phải xem xét mở rộng thị xã Bỉm Sơn sang toàn bộ huyện Hà Trung và phải tập trung nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nội dung này sẽ chỉ có thể thực hiện được sớm nhất trong giai đoạn 2020-2025.

Việc thành lập thành phố đã khó, với thị trấn các huyện, để thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính thì trình tự thủ tục được thực hiện theo 3 bước, bước 1: Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính của thị trấn; bước 2: Khu vực được phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phải được cấp có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V; bước 3: Được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Một góc thị trấn Mường Lát hôm nay.

Với trình tự nêu trên thì các thị trấn huyện lỵ trong tỉnh đã thực hiện xong bước 1; 7/21 thị trấn đã thực hiện xong bước 2 (gồm các thị trấn: Ngọc Lặc, Quảng Xương, Nông Cống, Rừng Thông, Hà Trung, Bến Sung, Vạn Hà); 2/21 thị trấn đã thực hiện xong bước 3 (gồm các thị trấn: Nông Cống, Rừng Thông). Tuy nhiên, do thực hiện ở giai đoạn trước nên các tiêu chuẩn chưa phù hợp với quy định mới (đa phần đều không đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định mới là 14km2 trở lên hoặc phạm vi mở rộng chỉ lấy một phần các xã lân cận dẫn đến phần diện tích còn lại của xã sau khi sát nhập một phần diện tích vào thị trấn sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn của xã tối thiểu là 30km2/50km2 đối với xã miền núi.

Để hoàn thành mục tiêu về phát triển đô thị, theo ông Nguyễn Minh Huân, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, thì: Từ nay đến năm 2020, chúng ta phải làm 3 việc là điều chỉnh lại quy hoạch phù hợp với ranh giới, phạm vi sẽ mở rộng địa giới hành chính, sẽ đầu tư để đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đáp ứng cơ bản được tiêu chuẩn của đô thị. Sau đó lập đề án thành lập đơn vị thành chính mới trên phạm vi như đô thị mà thị trấn diện tích tối thiểu phải đạt 14km2, dân số 8.000 người, đấy là một thách thức cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Dù có yếu tố khách quan, nhưng thực tế cho thấy, nhiều địa phương chưa thực sự thấy hết được vai trò quan trọng của việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính trong việc tạo quỹ đất phát triển đô thị, chưa coi việc thu hút các nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do vậy, nếu không khắc phục được được tình trạng trên thì việc thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh sẽ khó đảm bảo tiến độ và khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá đạt tỷ lệ đô thị hoá 35% trở lên như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.
PS: Có thể khẳng định Bỉm Sơn không thể lên được thành phố nếu không lấy toàn bộ đất Hà Trung!
Mà nếu lấy toàn bộ Hà Trung thì tỷ lệ đô thị hóa chắc 40% mất, lại cũng sẽ không đạt
Tiêu chuẩn mới này nếu áp dụng thì một số TP sẽ phải xuống thị xã, và thị trấn lại xuống xã hả bác, có lẽ cũng phải theo em thấy một thời gian dài quá dễ dải nên sinh ra những thị trấn siêu nhỏ và Thi xã siêu quê, và TP như thị trấn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
CLB bóng đá Thanh Hóa sắp có nhà tài trợ mới?
Dân trí Sau khi Chủ tịch tập đoàn FLC tuyên bố trả lại đội bóng cho tỉnh Thanh Hóa, người hâm mộ bóng đá xứ Thanh không khỏi lo lắng trước mùa bóng 2019. Tuy nhiên, mới đây đã có một doanh nghiệp xin được tiếp nhận đội bóng Thanh Hóa.
Những ngày qua, người yêu bóng đá xứ Thanh không khỏi lo lắng khi đơn vị tài trợ tuyên bố trả lại đội bóng cho tỉnh Thanh Hóa. Sự lo lắng của người hâm mộ phần nào sẽ được giải tỏa khi mới đây, Công ty CP Phát triển Bóng đá INTERPRO đã có văn bản xin tiếp nhận lại Câu lạc bộ (CLB) bóng đá Thanh Hóa.

Đội bóng đá FLC Thanh Hóa.
Sau khi tiếp nhận đơn, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phối hợp với Sở Tài chính, Liên đoàn Bóng đá Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu đề nghị của Công ty CP Phát triển Bóng đá INTERPRO; đề xuất ý kiến, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 24/11/2018.
Đồng thời, tham mưu dự thảo văn bản của UBND tỉnh báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Không chỉ người hâm mộ bóng đá Việt Nam mà cả với người hâm mộ bóng đá xứ Thanh, Công ty CP Phát triển Bóng đá INTERPRO là cái tên khá lạ lẫm trong làng bóng đá Việt Nam thời gian qua.
Qua tìm hiểu được biết, doanh nghiệp này hoạt động từ ngày 7/9/2015, có địa chỉ tại FLC Samson Golf Links, ở đường Thanh niên, xã Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Điều đáng chú ý, người đại diện pháp luật của Công ty CP Phát triển Bóng đá INTERPRO là ông Doãn Văn Phương, Chủ tịch CLB bóng đá FLC Thanh Hóa.

Bên cạnh các ngành nghề kinh doanh theo đăng ký như: Xây dựng công trình công ích, phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, INTERPRO còn đăng ký ngành nghề: Hoạt động của các cơ sở thể thao.
Trước đó, ngày 15/11, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC thông tin đơn vị này đã nhiều lần gửi văn bản trả lại đội bóng cho tỉnh Thanh Hóa.
Ông Quyết cho biết, sau 4 năm tài trợ cho đội tuyển bóng đá Thanh Hóa, đơn vị này đã gặp rất nhiều khó khăn, điều tiếng. Mỗi năm FLC cũng tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng cho đội bóng Thanh Hóa.
Được biết, Tập đoàn FLC đã chính thức tiếp nhận CLB bóng đá Thanh Hóa từ Công ty Cổ phần Bóng đá Thanh Hóa từ ngày 5/6/2015.
Ngày 12/6/2015, Tập đoàn FLC tổ chức lễ ra mắt đội bóng với tên gọi mới là CLB bóng đá FLC Thanh Hóa. Công ty Cổ phần Bóng đá FLC Thanh Hóa được thành lập vào ngày 7/9/2015 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành là ông Doãn Văn Phương
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top